Mặc dù ít được biết đến như suy tim mạn nhưng suy tim cấp nguy hiểm hơn rất nhiều bởi các triệu chứng xảy ra rầm rộ và đẩy người bệnh đến cửa tử nhanh chóng.

Suy tim cấp có thể xảy ra ở những người tưởng như khỏe mạnh bình thường

Suy tim cấp có thể xảy ra ở những người tưởng như khỏe mạnh bình thường

Suy tim xảy ra khi tim bạn co bóp không đủ mạnh, dẫn đến không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Khi điều này xảy ra một cách đột ngột trong vài ngày đến vài tuần gọi là suy tim cấp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhập viện ở người tuổi trên 65 và đang có xu hướng dần trẻ hóa. Nếu không được xử lý sớm, người bệnh phải đối diện với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng

Khi nào suy tim cấp xảy ra? Những rủi ro do suy tim cấp gây nên

Một người tưởng chừng như khỏe mạnh bình thường nhưng vẫn có đợt cấp của suy tim nếu tồn tại một điều kiện nào đó khiến cho sức bơm của tim yếu đi đột ngột, chẳng hạn như: Nhiễm trùng nặng; dị ứng; có cục máu đông trong phổi; nhiễm virus gây hại cho tim; viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc; rối loạn nhịp tim; tiền sử nhồi máu cơ tim...

Sự kết hợp của nhiều nguyên nhân phổ biến gây suy tim mạn dưới đây cũng có thể kích hoạt cơn suy tim cấp:

  • Bệnh mạch vành.
  • Huyết áp cao.
  • Tiểu đường và/hoặc thuốc trị tiểu đường.
  • Chứng ngưng thở hoặc khó thở khi ngủ.
  • Có khuyết tật tim bẩm sinh dẫn tới suy tim cấp ở trẻ em
  • Bệnh hẹp/hở van tim
  • Bị bệnh thận
  • Xạ trị hoặc hóa trị trong điều trị ung thư.
  • Dư thừa sắt trong cơ thể.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp

Ngoài ra, suy tim cấp cũng có thể là hậu quả của suy tim mạn không được chẩn đoán.

Đợt suy tim cấp có thể gây ra biến chứng gì?

Suy tim cấp có thể gây biến chứng phù phổi cấp

Suy tim cấp có thể gây biến chứng phù phổi cấp

Nếu không sớm điều trị, suy tim cấp có thể nhanh chóng dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

  • Phù phổi cấp: xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong phổi, dẫn đến khó thở, đặc biệt khi nằm.
  • Cổ chướng: do ứ dịch trong khoang bụng gây ra đầy hơi, khó thở.
  • Suy yếu chức năng thận: bởi quá trình cung cấp máu cho phổi bị giảm đột ngột.
  • Tổn thương gan: các tế bào gan bị phá hủy thông qua việc tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Triệu chứng dễ nhận thấy là vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu  nhưng phân nhạt màu, buồn nôn, nôn, đau bụng. Suy tim cấp cũng có thể gây ứ mật.

Suy tim cấp và các biến chứng của nó đều làm cơ thể bị tổn thương không hồi phục, thậm chí là dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Giải pháp phục hồi sau suy tim cấp và cách ngừa tái phát

Người bệnh bắt buộc phải nhập viện và thở oxy cho đến khi sức khỏe thực sự ổn định. Sau khi giải quyết triệu chứng tại bệnh viện, người bệnh cần có những biện pháp điều trị để hồi phục và ngăn chặn bệnh tái diễn.

Chăm sóc đúng cách

Nhiều thay đổi trong lối sống được khuyến nghị để phục hồi sau suy tim cấp, hỗ trợ giảm hoặc loại bỏ các điều kiện dẫn đến suy tim. Gồm có:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách tập thể dục đều đặn, theo dõi cân nặng và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy lên cân đột ngột.
  • Ăn một chế độ cân bằng, nhiều chất xơ trong rau củ quả, ít chất béo từ động vật và nội tạng, chọn nguồn đạm nạc từ cá và thịt trắng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể; ăn ít đường, ít muối.
  • Bỏ hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia.
  • Nếu có bệnh lý khác cần kiểm soát liên tục.

Thói quen ăn uống lành mạnh cần thiết cho sức khỏe tim mạch nói chung

Thói quen ăn uống lành mạnh cần thiết cho sức khỏe tim mạch nói chung

Chú ý trong hoạt động hàng ngày

Người có tiền sử suy tim cấp không nên hoạt động gắng sức quá nhiều. Bạn chỉ nên làm những việc vừa sức nhưng vẫn phải rèn luyện, thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Tương tự như suy tim mạn tính, người bệnh được kê đơn thuốc để ổn định triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Có thể phải kết hợp nhiều thuốc như thuốc giãn mạch, thuốc hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, tăng khả năng co bóp cơ tim, lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu, trị đau ngực, thuốc chống đông máu... Ngay cả khi ra viện, thuốc vẫn cần thiết giúp phòng ngừa tái phát.

Nhiều trường hợp phải sử dụng thêm thuốc trị nguyên nhân suy tim cấp, chẳng hạn như kháng sinh nếu có nhiễm trùng, hạ đường huyết, chống dị ứng, trị bệnh thận…

Khi suy tim cấp phát triển từ rối loạn nhịp tim trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc khử rung tim.

Dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để tăng cường sức khỏe tim mạch

TPBVSK Ích Tâm Khang - Giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch, sản phẩm phù hợp cho người suy tim, mắc bệnh mạch vành, hẹp hở van tim, tăng huyết áp

TPBVSK Ích Tâm Khang - Giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch, sản phẩm phù hợp cho người suy tim, mắc bệnh mạch vành, hẹp hở van tim, tăng huyết áp

Mặc dù các giải pháp hỗ trợ không thể thay thế các thuốc điều trị, nhưng khi bạn sử dụng thêm các sản phẩm này sẽ giúp tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch, giảm gánh nặng cho tim, từ đó giúp người suy tim cấp chóng hồi phục sức khỏe hơn.

Ở Việt Nam hiện nay, trong số các sản phẩm hỗ trợ TPBVSK Ích Tâm Khang là sản phẩm phù hợp cho người suy tim, bệnh mạch vành, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, hỗ trợ giúp giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực.

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và công bố trên tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014. Kết quả cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - c  máu.

Dấu hiệu cảnh báo sớm cơn suy tim cấp

Suy tim cấp có thể phát triển trong tương lai, vì vậy, để ý đến những dấu hiệu sớm của bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị. Hãy thận trọng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Tăng 1 – 1,5kg chỉ trong 24 giờ hoặc 2,5kg trong một tuần.
  • Mệt mỏi, vô lực, hay nhầm lẫn.
  • Khó thở, bao gồm khi gắng sức, nghỉ ngơi và về đêm.
  • Khó chịu ở bụng, ăn nhanh no, chán ăn, đầy hơi
  • Nhịp tim không đều hoặc nhanh.
  • Ho và khò khè, có đờm hồng.
  • Đau và phù ở chân.
  • Rối loạn giấc ngủ.

Chắc hẳn qua những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu được mức độ nguy hiểm của suy tim cấp và tầm quan trọng của việc phát hiện bệnh từ sớm. Vì vậy, cùng với việc lắng nghe cơ thể, hãy khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ mạng sống của chính mình.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/acute-heart-failure#prevention

https://www.thecardiologyadvisor.com/home/decision-support-in-medicine/cardiology/treatment-of-acute-heart-failure/

https://ada.com/conditions/acute-heart-failure/